Can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt

22/10/2024 Lượt xem: 469

Can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt là một trong những lĩnh vực mà tổ chức nỗ lực thực hiện để góp phần xóa nghèo cho cộng đồng – nơi mà Trung tâm Thiện Chí đang thực hiện phát triển cộng đồng. Cái nghèo đến với con người với nhiều lý do khác nhau liên quan đến sức khỏe, kinh tế, giáo dục… Chúng ta có thể nhận biết rằng khi một gia đình – đặc biệt là gia đình nghèo, có con có rối loạn phát triển như tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, khiếm thính, tăng động, Down, thiểu năng trí tuệ… thì áp lực về tâm lý cũng như kinh tế nặng nề. Chưa kể rằng nếu một đứa trẻ không được can thiệp sớm ngay từ nhỏ thì sau này, với bản thân các em, sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập cộng đồng, gần nhất là hòa nhập môi trường mẫu giáo và tiểu học, và có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Khi có con cần giáo dục đặc biệt, người cha, người mẹ phải ở nhà chăm sóc con, chi trả nhiều chi phí cho can thiệp, thăm khám và chăm sóc. Vì thế, với người nghèo với gánh nặng này trên vai họ thì sự vươn lên thoát nghèo sẽ là một chặng đường dài hơn. Vì vậy, Thiện Chí nỗ lực và kiên trì từng ngày từng ngày – không bỏ lại các đối tượng yếu thế trong xã hội - để cùng với gia đình các em can thiệp để tương lai các em tốt hơn và để gia đình – người cha và người mẹ giảm gánh nặng, có thời gian làm kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống hướng đến xóa nghèo.

Chúng tôi bắt đầu làm việc với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2008. Thời điểm này, chúng tôi nâng cao năng lực cho giáo viên trường tiểu học và xây dựng phòng can thiệp Hạnh Phúc – nơi mà các em khó khăn trong trường được can thiệp về kỹ năng sống và học tập – ngoài thời gian học trên lớp cùng bạn bè. Năm 2012, chúng tôi trực tiếp đến từng gia đình để dạy cho các em về chữ và số và tổ chức sinh hoạt nhóm về kỹ năng xã hội – gọi là chương trình hộp học tập cộng đồng. Năm 2017, chúng tôi can thiệp trực tiếp tại trung tâm cho các em khiếm thính – đây là tiền thân cho hoạt động can thiệp mà phụ huynh phải trực tiếp đưa con mình đến trung tâm can thiệp hàng tuần. Năm 2018, chúng tôi tham gia chương trình “Rút ngắn khoảng cách” của tổ chức LIN và xin được nguồn tài trợ và bắt đầu “can thiệp sớm” - ở lứa tuổi vàng 2-5 tuổi cho các dạng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt khác nhau. Hiện nay, chúng tôi đang duy trì can thiệp cá nhân và nhóm cho 37 trẻ với 03 nhân viên can thiệp – đã được đào tạo về giáo dục đặc biệt.

Vậy, sự tham gia của cộng đồng trong chương trình này như thế nào? Giáo dục là nền tảng để hướng đến xóa nghèo và giáo dục là lĩnh vực quan trọng mà xã hội đặc biệt quan tâm. Với sự kết nối liên ngành, khi có trẻ gặp khó khăn, trường mẫu giáo tham gia kết nối bằng cách giới thiệu trẻ đến trung tâm can thiệp và tạo điều kiện cho trẻ đi can thiệp vào thời gian học chính khóa tại trường – vì họ nhận thức được rằng khi trẻ can thiệp có kết quả tốt tại trung tâm thì trẻ sẽ tham gia học hòa nhập tại trường hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ tham gia bằng cách nỗ lực hằng ngày đưa con đi can thiệp, dạy thêm cho con tại nhà qua sự hướng dẫn của nhân viên trung tâm và hỗ trợ một phần kinh phí hàng tháng cho trung tâm duy trì chương trình. Và đặc biệt là cha mẹ sẽ là cầu nối giới thiệu trẻ có khó khăn tại địa phương đến can thiệp tại trung tâm.

Vậy chương trình này có sự bền vững? Đến hiện nay, nhiều trường hợp trẻ được can thiệp đã có những kết quả đáng mong đợi. Những em được can thiệp dạy trong chương trình học tập cộng đồng hiện nay đã đi làm và có thu nhập lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Các trẻ nhỏ đã nói chững chạc, giao tiếp tốt và hòa nhập tốt trong môi trường mẫu giáo, tiểu học. Cha mẹ của các em rất vui và đã yên tâm đi làm cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiện nay, cộng đồng tại huyện Đức Linh đã biết đến Thiện Chí với hoạt động can thiệp trẻ giáo dục đặc biệt – đây phải chăng là đã xây dựng được thương hiệu trong cộng đồng? Điều này thể hiện qua hoạt động cộng đồng giới thiệu các trẻ có khó khăn đến trung tâm can thiệp kịp thời. Chính nhờ sự lan tỏa về những trường hợp can thiệp hiệu quả và sự kết nối trong cộng đồng, sự chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức can thiệp trẻ giáo dục đặc biệt và sự tham gia hỗ trợ của cha mẹ giúp cho chương trình duy trì và phát triển bền vững hơn, trở thành một chương trình đặc biệt mà tổ chức thực hiện tại Việt Nam – mang ý nghĩa đặc biệt – xóa nghèo đặc biệt – sự kết nối, hỗ trợ cách đặc biệt – cho từng cá nhân trẻ đặc biệt trong thời gian nhất định – để tạo ra sự tác động đặc biệt trên trẻ, trên gia đình và cộng đồng tại thời điểm hiện tại và tương lai.

Bài viết khác

Em Phương – Ánh sáng mới từ cặp kính yêu thương

29/04/2025
21
Em Phương là một trong bốn người con của gia đình chị Lộc và anh Nghĩa, hiện đang sinh sống tại thôn 8, xã Nam Chính. Gia đình em thuộc diện khó khăn, với thu nhập chủ yếu từ việc làm may gia công của cha mẹ và ba sào ruộng trồng lúa để ăn.

Hành Trình Từ Khó Khăn Đến Ổn Định: Câu Chuyện Gia Đình Chị Đoàn Thị Sang

29/04/2025
20
Gia đình chị Đoàn Thị Sang cư ngụ tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh, trước đây thuộc diện hộ cận nghèo, kinh tế khó khăn, được tham gia vào chương trình vay vốn vào tháng 3 năm 2017. Trước khi tham gia chương trình, kinh tế gia đình rất khó khăn. Gia đình có 4 khẩu gồm 2 vợ chồng và 2 con còn nhỏ. Gia đình có 4 sào rẫy trồng bắp nhưng thường xuyên bị thất thu do năng suất thấp và không có vốn đầu tư mua phân, thuốc.

Trương Thị Bích - Hộ phát triển nhờ đồng vốn và các kỹ thuật chăn nuôi

15/04/2025
89
Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình Thiện Chí, chị Trương Thị Bích đã có những bước chuyển mình rõ rệt trong phát triển kinh tế gia đình. Từ những đồng vốn ban đầu cùng với kỹ thuật chăn nuôi được tập huấn, chị đã xây dựng được mô hình nuôi gà hiệu quả và ổn định.

Nỗ lực vượt khó của gia đình chị Trí

07/04/2025
140
Gia đình chị Nguyễn Thị Trí cư ngụ tại huyện Đức Linh, trước đây là hộ cận nghèo kinh tế khó khăn được tham gia vào chương trình vay vốn vào tháng 3 năm 2022. Gia đình có 4 khẩu gồm 2 vợ chồng và 2 con đi hoc. Gia đình không ruộng rẩy, phải thuê đất để trồng bắp, nhà ở tạm bên nhà mẹ chồng ở thôn 1A. Vợ chồng chị ngoài thời gian làm rẫy, ai thuê gì làm nấy nhưng công việc bấp bênh nên thu nhập chỉ có 875.000 đồng/ người/ tháng.

Nỗ lực vượt khó của gia đình chị Thơ

12/03/2025
159
Gia đình chị Thơ tại huyện Đức Linh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hai vợ chồng có ba con nhỏ, trong đó hai bé đang trong độ tuổi đi học. Do thiếu vốn sản xuất, gia đình gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển kinh tế. Nhận thấy hoàn cảnh đó, Trung tâm Thiện Chí đã hỗ trợ cho gia đình vay vốn để có thêm điều kiện đầu tư.

Cân Bằng Hai Bán Cầu Não Cho Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ: Chiến Lược Phát Triển Hiệu Quả

26/02/2025
214
Những dấu hiệu trên là yếu tố cho thay trẻ rất mạnh ở bán cầu trái vì vậy trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, bày tỏ cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, tiếp nhận âm thanh, hình ảnh trở nên kém hơn, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý.